• Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
  • Diễn đàn
Architech.vn
  • Tin tức & Bài viết
    • Chủ đề
      • Hình và ý
      • Du lịch kiến trúc
      • Cảm hứng thiết kế
      • Infographic
    • Sự kiện
    • Cuộc thi – Giải thưởng
    • Góc nhìn
  • Công trình
  • Công nghệ
    • Tất cả
    • Công nghệ thi công
    • Giải pháp
    • Internet of Things
    • Phần mềm
    • Thiết bị
    • Vật liệu mới
    • Xu hướng công nghệ
    Tương lai của bê tông trong ngành kiến trúc - xây dựng

    Tương lai của bê tông trong ngành kiến trúc – xây dựng

    Phòng tắm sẽ trông như thế nào trong tương lai?

    Phòng tắm sẽ trông như thế nào trong tương lai?

    Nghiên cứu thành công loại bê tông mới ít bị nứt và tiết kiệm nguyên luyện 40% so với bê tông thông thường

    Nghiên cứu thành công loại bê tông mới ít bị nứt và tiết kiệm nguyên luyện 40% so với bê tông thông thường

    Adobe Photoshop 2020 có gì mới?

    Adobe Photoshop 2020 có gì mới?

  • Họa thất
    • Tuyển tập đồ án
    • Góc họa thất
      • Hoạt động trường
      • Hội thảo – offline
      • Kinh nghiệm
      • Phương pháp binh bài
  • Sản phẩm
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
Architech.vn
  • Tin tức & Bài viết
    • Chủ đề
      • Hình và ý
      • Du lịch kiến trúc
      • Cảm hứng thiết kế
      • Infographic
    • Sự kiện
    • Cuộc thi – Giải thưởng
    • Góc nhìn
  • Công trình
  • Công nghệ
    • Tất cả
    • Công nghệ thi công
    • Giải pháp
    • Internet of Things
    • Phần mềm
    • Thiết bị
    • Vật liệu mới
    • Xu hướng công nghệ
    Tương lai của bê tông trong ngành kiến trúc - xây dựng

    Tương lai của bê tông trong ngành kiến trúc – xây dựng

    Phòng tắm sẽ trông như thế nào trong tương lai?

    Phòng tắm sẽ trông như thế nào trong tương lai?

    Nghiên cứu thành công loại bê tông mới ít bị nứt và tiết kiệm nguyên luyện 40% so với bê tông thông thường

    Nghiên cứu thành công loại bê tông mới ít bị nứt và tiết kiệm nguyên luyện 40% so với bê tông thông thường

    Adobe Photoshop 2020 có gì mới?

    Adobe Photoshop 2020 có gì mới?

  • Họa thất
    • Tuyển tập đồ án
    • Góc họa thất
      • Hoạt động trường
      • Hội thảo – offline
      • Kinh nghiệm
      • Phương pháp binh bài
  • Sản phẩm
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
Architech.vn
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
Trang chủ Góc họa thất Kinh nghiệm

Top 5 câu hỏi cần chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn xin việc kiến trúc

ArchiTechVN ArchiTechVN
trong Kinh nghiệm
15 phút đọc
71
0
Top 5 câu hỏi cần chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn xin việc kiến trúc
FacebookPinterest

Quãng thời gian trong năm khi nhiều người mới tốt nghiệp ở khắp các nước khu vực Bắc Bán cầu đang tìm việc hoặc xin tập sự – thì cũng là lúc, họ chợt nhận ra rằng nếu chỉ là một nhà thiết kế giỏi thì cũng chẳng dễ để giành được một vị trí vững chắc tại một công ty tốt. Một trong các rào cản lớn nhất họ gặp đó là cuộc phỏng vấn xin việc, và mặc dù có rất nhiều lời khuyên về các cuộc phỏng vấn việc làm nói chung, nhưng chỉ một phần nhỏ trong số đó là trực tiếp hướng đến các bạn kiến ​​trúc sư. Trong bài này, được đăng lần đầu trên trang Architect’s Guide, Brandon Hubbard trình bày top 5 câu hỏi phổ biến nhất trong một cuộc phỏng vấn xin việc kiến trúc – và làm thế nào để bạn làm chủ được các câu trả lời.

Ngành kiến ​​trúc đã phục hồi một cách ổn định kể từ thời kỳ suy thoái năm 2009. NCARB (National Council of Architectural Registration Boards) đã cho công bố báo cáo “NCARB by the Numbers”, báo cáo thường niên này miêu tả một xu hướng tích cực cho lĩnh vực kiến ​​trúc. Điều này có nghĩa là nhiều việc làm hơn cho các kiến trúc sư – tất nhiên giả định là bạn qua được cuộc phỏng vấn…

Như vậy là bạn đã vượt qua khâu sàng lọc ban đầu để đến được giai đoạn này. Xin chúc mừng nhé! Các câu hỏi phỏng vấn mà tôi trình bày dưới đây xuất hiện trong hầu hết mọi ngành nghề. Tuy nhiên, với tư cách là một kiến ​​trúc sư, tôi chủ yếu tập trung vào cách đáp ứng tốt nhất những câu hỏi phổ biến này trong bối cảnh của một cuộc phỏng vấn kiến ​​trúc.

Khi bạn đi qua từng câu hỏi bên dưới, hãy suy nghĩ về câu trả lời của bạn. TẠI SAO người ta hỏi những câu này? Hãy thử đặt mình vào vị trí của họ. Điều này sẽ giúp bạn hiểu ra rằng họ không cố gắng làm bạn bối rối, mà đúng hơn, họ đang băn khoăn không biết bạn có phải là nhân sự phù hợp với công ty hay không.

Nếu họ khiến bạn ngạc nhiên với một câu hỏi mà bạn chưa chuẩn bị, thì đừng ngần ngại trả lời “Tôi không biết nhưng … tôi có thể kiểm tra và trả lời cho anh sau”. Điều tệ nhất mà bạn có thể làm là bịa chuyện ngay tại đó, rồi trông có vẻ ngớ ngẩn sau cuộc phỏng vấn. Điều này đặc biệt đúng với một cuộc phỏng vấn kiến ​​trúc. Bạn có thể dễ dàng đề cập dông dài chi tiết về một bản vẽ mà bạn không dứt ra được.

 

Hãy nói chuyện

Mặc dù việc suy nghĩ tại chỗ có thể gây căng thẳng (nhất là trong thực tế, một cuộc phỏng vấn nói chung là kết quả cuối cùng của nhiều tuần, hoặc có khi là hàng tháng), hãy thử nghĩ về điều này chỉ đơn giản như đang tìm hiểu thêm về ai đó. Cố gắng giữ cho nó có tính tương tác. Như một phần của cuộc hội thoại này, người phỏng vấn (thường là một kiến ​​trúc sư hoặc giám đốc có thâm niên trong văn phòng tùy thuộc vào quy mô của hãng) thường sẽ hỏi một loạt các câu hỏi chung chung. Thông tin thêm về điều này trong các mục tiếp theo.

 

Hãy nghiên cứu

Một trong những điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm trước khi đặt chân vào văn phòng là hãy nghiên cứu về người phỏng vấn. Thông thường, bạn nên tìm hiểu trước xem người ấy cụ thể là ai. Chúng tôi các kiến ​​trúc sư thường thích nói về bản thân mình, nên bạn sẽ không gặp bất cứ khó khăn nào khi tìm kiếm các thông tin trên mạng, bạn có thể sử dụng trang web của các văn phòng, hoặc các mạng xã hội như LinkedIn, Facebook, Twitter, v.v. Hãy lấy ảnh của họ, nhờ vậy khi họ chào bạn ở hành lang thì bạn cũng biết được đó là ai và bạn có thể chào họ bằng tên. Tôi sẽ bàn luận thêm về đề tài này trong một bài post sau, song điểm mấu chốt là hãy tìm hiểu về người mà bạn đang trò chuyện.

Các câu hỏi dưới đây tôi nhận thấy là phổ biến nhất, trong suốt sự nghiệp kiến ​​trúc của tôi và từ nhiều cuộc tranh luận với các kiến trúc sư trong những năm vừa qua.

 

1. Cho tôi biết về bản thân bạn.

Hầu hết mọi người khi nghe câu này và họ nghĩ rằng “tuyệt, một câu hỏi dễ dàng để kể về tuổi thơ của mình khi lớn lên cùng với năm anh chị em”. Trước hết, nếu trả lời theo cách như trên, nghĩa là bạn không nắm được trọng tâm câu hỏi. Ý tứ thực sự của họ là “Hãy kể tôi nghe về kinh nghiệm làm việc gần đây của bạn”. Bạn có lẽ nên đưa ra một vài điểm nổi bật về xuất phát điểm của mình, chỉ để tạo nên một chút cá tính nhưng đừng dành hơn 30 giây cho ý này.

Lúc bắt đầu, đừng vội liệt kê các dự án, mà hãy xem buổi phỏng vấn như là cơ hội để bạn kể một câu chuyện. Đây là nơi mà việc nghiên cứu trước đó của bạn trở nên rất là cần thiết. Tùy theo lượng thông tin mà bạn đã thu thập được về người phỏng vấn (số năm kinh nghiệm, các văn phòng trước đây, kinh nghiệm dự án), bạn có thể đi sâu bàn luận về các chi tiết kỹ thuật hoặc chi tiết dự án. Nếu như người phỏng vấn của bạn đã dành ra 20 năm thiết kế các sân bay, thì bạn có thể tổ chức cuộc bàn luận và (hoặc) portfolio của mình theo hướng nhắm tới các dự án quy mô lớn hơn. Tuy nhiên điều này cũng mang tới một vấn đề. Đừng cố trở thành ai đó nếu như bạn không phải là họ. Có khác biệt lớn giữa việc điều chỉnh portfolio để nhấn mạnh công việc của bạn có liên quan tới người phỏng vấn với việc nói rằng bạn quản lý một dự án sân bay.

Việc giữ một bản mô tả về vị trí ứng tuyển ​​là rất hữu ích vì đó là một phần trong khâu chuẩn bị. Hãy xem phần mô tả này như là các ý gạch đầu dòng để bạn trình bày trong cuộc phỏng vấn. Hãy đọc từng dòng từng dòng một trong đó, và suy nghĩ về cách làm thế nào để bạn liệt kê các dự án hoặc kinh nghiệm có liên quan, nhằm cho thấy cách bạn làm việc trong nhóm hoặc cách bạn giải quyết vấn đề. Bằng cách tổ chức nó như một câu chuyện tuần tự trong portfolio, bạn sẽ có thể trở nên rõ ràng và súc tích trong cách nói của mình. Lợi thế mà bạn có trong cuộc phỏng vấn chính là portfolio. Về cơ bản, portfolio là một bản tham khảo nhanh, từng bước giúp người phỏng vấn tìm hiểu kinh nghiệm của bạn. Do đó một portfolio có cấu trúc tốt và được cân nhắc kỹ càng sẽ khiến cho cuộc phỏng vấn diễn ra thuận lợi hơn nhiều. Một lần nữa, nếu như bạn đã có sự chuẩn bị từ trước đó, thì cơ hội để bạn trả lời tốt trong cuộc phỏng vấn sẽ tăng lên rất là nhiều.

 

2. Tại sao bạn rời bỏ công việc trước đây của bạn?     

Câu này có thể khiến bạn mắc lỗi nếu bạn không chuẩn bị. Các lý do phổ biến để rời bỏ một công việc thường là do sự bất mãn về tiền lương, giờ làm việc, các dự án, các đồng nghiệp, v.v. Mặc dù đây hoàn toàn là những lý do chính đáng, nhưng không phải lúc nào việc liệt kê ra những thông tin này cho nhà tuyển dụng biết cũng là câu trả lời tốt nhất. Vả lại, điều này cũng không có nghĩa là bạn sẽ nói dối họ. Tuy nhiên, bạn nên khéo trả lời theo cách không chê bai công ty cũ. Xét cho cùng, người phỏng vấn biết đâu có thể là sếp của bạn trong vòng vài tuần tới thì sao.

Tôi nhận thấy cách tốt nhất để trả lời câu này là cố gắng KHÔNG đề cao bản thân. Đây là một lỗi lầm mà tôi từng phạm phải trong quá khứ và đó là một lỗi phổ biến. Tôi từng cố gắng đề cao bản thân mình và giải thích công việc mới sẽ thúc đẩy sự nghiệp của tôi như thế nào. Hãy thử với một câu trả lời minh họa như sau “Tôi biết là anh/chị có một dự án văn phòng vừa bắt đầu khai triển bản thiết kế và tại công ty cũ, chúng tôi lại hầu như chỉ tập trung vào các cuộc thi thiết kế. Phần lớn kinh nghiệm của tôi là với các giai đoạn sau của dự án nên tôi đang tìm cách tận dụng vốn kiến thức của mình trong một môi trường mới.”  Nói theo cách như trên có thể nhấn mạnh hơn sự phù hợp của bạn với đơn vị tuyển dụng mà lại không phải nói xấu về công ty trước đây.

 

3. Sở đoản của bạn là gì?   

Nhìn chung đây là câu hỏi mà mọi người không ưa cho lắm. Chính tôi cố gắng không bao giờ hỏi câu này vì nó thường chỉ dẫn đến một cuộc đàm thoại gây lúng túng. Điều tốt nhất cần làm là hãy chuẩn bị cho câu hỏi này (điều này cũng đúng cho các câu hỏi được nêu ra trong bài này). Để có một câu trả lời tốt thì bạn nên suy nghĩ về những điều mà bạn không muốn đề cập đến. Ví dụ: không hòa hợp với đồng nghiệp, không hoàn thành thời hạn, đến trễ, v.v.

Lời khuyên điển hình là liệt kê một điểm mạnh thực sự nhưng kể về nó như thể đó là một sở đoản, chẳng hạn như “Tôi làm việc quá chăm chỉ” hoặc “Tôi thích ngành kiến ​​trúc nhiều lắm”.  Theo tôi, trong trường hợp này bạn cần cân nhắc một chút. Hãy nghĩ về quãng thời gian khi bạn mắc lỗi một cách hợp lý (tuy rằng bạn chọn một lỗi nhỏ) và giải thích những điều bạn học được từ đó. Việc bạn gặp phải một thất bại và biến nó thành bài học kinh nghiệm có thể nhấn mạnh mức độ chịu trách nhiệm và sự trung thực của bạn.

 

4. Bạn muốn thấy mình ở đâu sau 5 năm tới?

Đây luôn là một câu hỏi khó. Vì tôi chủ yếu bàn luận về cách nhận được việc làm trong một văn phòng, nên câu trả lời mà bạn cần tránh là “Tôi muốn tự mở văn phòng của riêng mình”. Tôi thấy điều này khá thường xuyên trong giới kiến ​​trúc và vì lý do chính đáng, đa phần các kiến ​​trúc sư đều ao ước sở hữu công ty riêng của họ tại một thời điểm nào đó. Mặc dù điều này có thể là một mục tiêu của bạn một ngày nào đó, nhưng một cuộc phỏng vấn không phải là lúc để bạn chia sẻ điều này.

Hiện tại những gì người phỏng vấn đang tìm kiếm là một nhân sự để điền vào vị trí nhưng họ cũng đang tìm kiếm một cam kết lâu dài. Việc thừa nhận bạn muốn rời công ty và ra làm ăn riêng, dù là đáng khâm phục, nhưng không đạt được mục tiêu trên.

Mỗi câu trả lời cho những câu hỏi này cần phải thể hiện sự sẵn sàng của bạn để làm việc tại công ty. Một câu trả lời thích hợp hơn có thể là, tùy thuộc vào giai đoạn trong sự nghiệp của bạn,“Tôi muốn lấy chứng chỉ hành nghề kiến ​​trúc để mở rộng vốn kiến ​​thức của mình” hoặc “Tôi muốn quản lý một dự án nhà ở”.  Hãy chọn một điều gì đó liên quan đến công việc và công ty, cho thấy rằng bạn mong muốn phát triển cùng với công ty, chứ không phải là rời xa nó.

 

5. Bạn có lời đề nghị việc làm nào khác không? /Bạn có tham gia phỏng vấn ở nơi nào nữa không?

Rất nhiều kiến ​​trúc sư coi đây như là một cơ hội để khoe khoang về việc họ nhận được bao nhiêu lời đề nghị việc làm. Trước tiên, điều này nên được rõ ràng nhưng quy tắc số một trong cuộc phỏng vấn là: KHÔNG ĐƯỢC NÓI DỐI. Nếu bạn có các lời đề nghị việc làm khác, điều đó là tốt và cứ nói như vậy. Nếu không, đừng cố gắng tận dụng tình huống của bạn. Sau đây tôi sẽ bàn luận cách trả lời tốt cho hai kịch bản:

Kịch bản 1: Bạn không có cuộc phỏng vấn nào khác

Câu hỏi: Bạn có nhận lời đề nghị việc làm nào khác không?

Trả lời: Không, tôi đang tìm kiếm vị trí phù hợp một cách chọn lọc. Tôi không những gửi hàng trăm hồ sơ xin việc. Mà tôi còn đang tìm kiếm một sự phù hợp giữa công ty và những gì tôi có thể mang lại.

Trên thực tế điều này cho thấy bạn đang suy nghĩ cẩn thận về vị trí và nơi làm việc.

Kịch bản 2: Bạn có nhiều cuộc phỏng vấn

Câu hỏi: Bạn có nhận lời đề nghị việc làm nào khác không?

Trả lời: Hiện tôi đang phỏng vấn tại các công ty khác. Tôi đang tìm kiếm một bước đi dài hạn, tôi muốn chắc chắn rằng tôi đưa ra quyết định đúng đắn.

Câu trả lời này không trình bày tình hình hiện tại của bạn như là một tối hậu thư mà nó giúp bạn bằng cách giải thích lý do tại sao bạn đang xem xét một số lời đề nghị và kết thúc nó trong cam kết của bạn với một công ty khi bạn vào làm. Điều này đặc biệt đúng cho thế hệ trẻ vì dường như họ thường nhảy từ công việc này sang công việc khác. Trả lời theo cách trên có thể làm cho người phỏng vấn cảm thấy an tâm rằng anh/chị ấy sẽ không làm điều này một lần nữa trong vòng một tháng tới.

Tóm lại, tôi hy vọng bài này hữu ích cho bất kỳ kiến ​​trúc sư nào mong muốn có được công việc mơ ước. Hãy nhớ rằng nếu bạn đã chuẩn bị đúng, biết chắc bản thân và hiểu các dự án của bạn, thì bạn sẽ làm tốt thôi. Bằng cách dành chút thời gian chuẩn bị ​một vài ngày trước cuộc phỏng vấn sẽ giúp bạn vượt trội hơn trong cuộc đua tranh.

Bây giờ thì hãy trả lời thật tốt buổi phỏng vấn đó!

 

Archdaily – Dịch bởi ArchiTECH.vn

Từ khóa: câu hỏicuộc phỏng vấnphỏng vấnportfolio
Chia sẻ11Chia sẻPinQR Code

Nhận thông báo trên thiết bị của bạn khi có bài viết mới từ Architech.vn

Hủy đăng ký

Cùng chủ đề

Hướng dẫn portfolio kiến trúc (phần 2)
Góc họa thất

Hướng dẫn portfolio kiến trúc (phần 2)

ArchiTechVN
05/11/2019
0

Độ lớn portfolio   Điều này cũng được bàn luận ở  đây, nơi chúng tôi khuyên bạn nên căn cứ...

Xem thêm
Hướng dẫn portfolio kiến trúc (phần 1)

Hướng dẫn portfolio kiến trúc (phần 1)

02/11/2019
Ngành kiến trúc và việc trở thành KTS có xứng đáng không?

Ngành kiến trúc và việc trở thành KTS có xứng đáng không?

28/10/2019
[ArchiTECH GUIDE]Trình bày đồ án kiến trúc – 10 nguyên tắc không thể bỏ qua

[ArchiTECH GUIDE]Trình bày đồ án kiến trúc – 10 nguyên tắc không thể bỏ qua

11/09/2019
[ArchiTECH GUIDE] 11 cách để trở thành một kiến trúc sư giỏi hơn

[ArchiTECH GUIDE] 11 cách để trở thành một kiến trúc sư giỏi hơn

11/09/2019
[ArchiTECH GUIDE] Hướng dẫn về Văn phòng thiết kế kiến trúc.

[ArchiTECH GUIDE] Hướng dẫn về Văn phòng thiết kế kiến trúc.

07/09/2019
Những điều bạn cần chú ý khi bắt đầu học kiến trúc

Những điều bạn cần chú ý khi bắt đầu học kiến trúc

07/09/2019
Bài tiếp
Những lưu ý khi trang trí không gian ngoài trời

Những lưu ý khi trang trí không gian ngoài trời

Ngôi nhà đẹp lạ về đêm nhờ những ô cửa sổ

Ngôi nhà đẹp lạ về đêm nhờ những ô cửa sổ

Căn nhà 100m2 nổi bật trên sườn đồi Đà Lạt lên báo ngoại

Căn nhà 100m2 nổi bật trên sườn đồi Đà Lạt lên báo ngoại

Bình luận về bài viết

Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả

Hot tuần qua

Cẩm nang hướng dẫn sử dụng Lumion từ A-Z
Hướng dẫn Phần mềm

Cẩm nang hướng dẫn sử dụng Lumion từ A-Z

ArchiTechVN
08/10/2019
0

Lumion là một phần mềm realtime tiện lợi trong lĩnh vực diễn họa, làm phim kiến trúc. Với một hệ...

Xem thêm
[HOT] Tổng hợp các nguồn download tài nguyên cho render kiến trúc MIỄN PHÍ

[HOT] Tổng hợp các nguồn download tài nguyên cho render kiến trúc MIỄN PHÍ

07/09/2018
22-fb1f4

Những công trình nổi tiếng thế giới của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa

20/01/2017
20 công trình kiến trúc tiêu biểu của thế giới

20 công trình kiến trúc tiêu biểu của thế giới

23/01/2017
12 tính năng “hay ho” trong Revit mà bạn nên sử dụng nhiều hơn

12 tính năng “hay ho” trong Revit mà bạn nên sử dụng nhiều hơn

17/11/2019

Bài viết tiêu biểu

  • [HOT] Tổng hợp các nguồn download tài nguyên cho render kiến trúc MIỄN PHÍ

    [HOT] Tổng hợp các nguồn download tài nguyên cho render kiến trúc MIỄN PHÍ

    361 chia sẻ
    Chia sẻ 360 Tweet 0
  • Tạp chí kiến trúc nổi tiếng thế giới viết gì về cơ sở 2 ĐH Kiến trúc TP.HCM?

    8818 chia sẻ
    Chia sẻ 8815 Tweet 0
  • 20 công trình kiến trúc tiêu biểu của thế giới

    38 chia sẻ
    Chia sẻ 38 Tweet 0
  • Cẩm nang hướng dẫn sử dụng Lumion từ A-Z

    19 chia sẻ
    Chia sẻ 19 Tweet 0
  • 6 tính năng mới ở các phiên bản AutoCAD đời cao mà AutoCAD 2007 không có

    27 chia sẻ
    Chia sẻ 27 Tweet 0

Architech Fanpage

logo-architech-2.0-retina-dark

Architech.vn - Cộng đồng kiến trúc & công nghệ

Kênh thông tin chuyên ngành kiến trúc - xây dựng và công nghệ ứng dụng mới nhất dành cho kiến trúc sư & sinh viên kiến trúc.

Facebook-f Youtube Instagram

Chia sẻ cùng Architech

Xuất bản công trình của bạn trên nền tảng ArchiTECH.vn

Đăng tải bài viết của bạn

Đăng sản phẩm của bạn

Đăng tin tuyển dụng

Chia sẻ đồ án sinh viên của bạn

Đăng ký nhận tài liệu & thư viện

Tham gia vào danh sách thành viên đăng ký của Architech.vn để được nhận email các tài liệu, thư viện vật liệu, model kiến trúc và thông tin cập nhật về kiến trúc & công nghệ mới nhất!

Copyright © 2019 Architech.vn. All rights reserved.
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
  • Diễn đàn
  • Tin tức & Bài viết
    • Chủ đề
      • Hình và ý
      • Du lịch kiến trúc
      • Cảm hứng thiết kế
      • Infographic
    • Sự kiện
    • Cuộc thi – Giải thưởng
    • Góc nhìn
  • Công trình
  • Công nghệ
  • Họa thất
    • Tuyển tập đồ án
    • Góc họa thất
      • Hoạt động trường
      • Hội thảo – offline
      • Kinh nghiệm
      • Phương pháp binh bài
  • Sản phẩm
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả

Copyright © 2019 Architech.vn. All rights reserved.

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Quên mật khẩu?

Điền vào mẫu dưới đây để đăng ký

Tất cả thông tin trên là bắt buộc. Đăng nhập

Nhận mật khẩu của bạn

Vui lòng điền tên đăng nhập hoặc địa chỉ email của bạn để đặt lại mật khẩu của bạn.

Đăng nhập
mi, Lorem lectus Sed consequat. libero felis et, elit. sit