• Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
  • Diễn đàn
Architech.vn
  • Tin tức & Bài viết
    • Chủ đề
      • Hình và ý
      • Du lịch kiến trúc
      • Cảm hứng thiết kế
      • Infographic
    • Sự kiện
    • Cuộc thi – Giải thưởng
    • Góc nhìn
  • Công trình
  • Công nghệ
    • Tất cả
    • Công nghệ thi công
    • Giải pháp
    • Internet of Things
    • Phần mềm
    • Thiết bị
    • Vật liệu mới
    • Xu hướng công nghệ
    Tương lai của bê tông trong ngành kiến trúc - xây dựng

    Tương lai của bê tông trong ngành kiến trúc – xây dựng

    Phòng tắm sẽ trông như thế nào trong tương lai?

    Phòng tắm sẽ trông như thế nào trong tương lai?

    Nghiên cứu thành công loại bê tông mới ít bị nứt và tiết kiệm nguyên luyện 40% so với bê tông thông thường

    Nghiên cứu thành công loại bê tông mới ít bị nứt và tiết kiệm nguyên luyện 40% so với bê tông thông thường

    Adobe Photoshop 2020 có gì mới?

    Adobe Photoshop 2020 có gì mới?

  • Họa thất
    • Tuyển tập đồ án
    • Góc họa thất
      • Hoạt động trường
      • Hội thảo – offline
      • Kinh nghiệm
      • Phương pháp binh bài
  • Sản phẩm
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
Architech.vn
  • Tin tức & Bài viết
    • Chủ đề
      • Hình và ý
      • Du lịch kiến trúc
      • Cảm hứng thiết kế
      • Infographic
    • Sự kiện
    • Cuộc thi – Giải thưởng
    • Góc nhìn
  • Công trình
  • Công nghệ
    • Tất cả
    • Công nghệ thi công
    • Giải pháp
    • Internet of Things
    • Phần mềm
    • Thiết bị
    • Vật liệu mới
    • Xu hướng công nghệ
    Tương lai của bê tông trong ngành kiến trúc - xây dựng

    Tương lai của bê tông trong ngành kiến trúc – xây dựng

    Phòng tắm sẽ trông như thế nào trong tương lai?

    Phòng tắm sẽ trông như thế nào trong tương lai?

    Nghiên cứu thành công loại bê tông mới ít bị nứt và tiết kiệm nguyên luyện 40% so với bê tông thông thường

    Nghiên cứu thành công loại bê tông mới ít bị nứt và tiết kiệm nguyên luyện 40% so với bê tông thông thường

    Adobe Photoshop 2020 có gì mới?

    Adobe Photoshop 2020 có gì mới?

  • Họa thất
    • Tuyển tập đồ án
    • Góc họa thất
      • Hoạt động trường
      • Hội thảo – offline
      • Kinh nghiệm
      • Phương pháp binh bài
  • Sản phẩm
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
Architech.vn
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
Trang chủ Góc họa thất Kinh nghiệm

Những điều bạn cần chú ý khi bắt đầu học kiến trúc

Steve Trình Steve Trình
trong Kinh nghiệm
19 phút đọc
101
0
Những điều bạn cần chú ý khi bắt đầu học kiến trúc
FacebookPinterest

Hướng dẫn theo học trường kiến trúc năm 2019

Giới thiệu

Bắt đầu học ngành kiến ​​trúc có thể là một viễn cảnh khó khăn và với bạn, đây không phải là lần đầu tiên rời khỏi nhà, để học trong một trường … ở một thành phố mới … với một nhóm người hoàn toàn xa lạ … điều này có thể gây ra nhiều căng thẳng đấy!

 

Nhưng tin tốt là bạn sắp sửa bắt đầu một chặng đường thú vị trong chuyện học tập, và nếu như chúng tôi có thể quay lại được thời gian và cũng đi học giống như bạn, chúng tôi cũng sẽ cảm thấy bồi hồi.

Ở đây chúng tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra lời khuyên cho các sinh viên mới, các bạn chỉ mới bắt đầu hoặc ít nhất là đang suy nghĩ về việc dấn thân vào hành trình trở thành KTS.

Với những bạn không chắc là liệu ngành kiến ​​trúc có phải là con đường sự nghiệp phù hợp hay không, thì bài viết “is architecture worth it”, sẽ hữu ích trong việc giúp đưa ra quyết định.

 

Trong bài này, chúng tôi đề cập đến:

  • Những điều bạn cần biết trước khi bắt đầu theo học.
  • Lời khuyên cho việc vào học ở trường kiến ​​trúc.
  • Làm thế nào để chuẩn bị cho trường kiến ​​trúc.
  • Những thứ mọi sinh viên kiến ​​trúc nên có.
  • Trường kiến ​​trúc là như thế nào.
  • Những điều sinh viên kiến trúc cần biết.
  • Làm thế nào để học tốt ở trường kiến ​​trúc.
  • Làm thế nào để vươn lên trong trường kiến trúc.

 

Mục lục

  • Những điều bạn cần biết trước khi bắt đầu theo học
  • Những điều sinh viên kiến ​​trúc nên biết…
  • Làm thế nào để học tốt trong trường kiến trúc
  • Làm thế nào để vươn lên trong trường kiến trúc

Những điều bạn cần biết trước khi bắt đầu theo học

Trường kiến ​​trúc là trường gì?

Có thể gây nhầm lẫn khi đề cập đến thuật ngữ trường kiến ​​trúc, và khi nhìn vào các khóa học đại học, nó gần như có thể giống như bạn đang đi thụt lùi. Nhưng đây chỉ đơn giản là một cách khác và phổ biến hơn để nói ngành học hoặc lớp kiến ​​trúc.

Các kết quả là như nhau, nhưng các phương pháp lại khác nhau khi so sánh với các ngành học khác, chủ yếu là do tính chất tương đối toàn thời gian của nó và đó là bản chất của ‘trường học’.

Trường kiến ​​trúc thường chiếm tòa nhà riêng trong khuôn viên, nơi sẽ có studio riêng cho từng nhóm sinh viên mỗi năm học (một số có thể được pha trộn), các hội thảo, giảng đường, phòng hội nghị, phòng truyền thông, quán cà phê, phòng chờ, và khối văn phòng. Thực chất, trường là một đơn vị độc lập của riêng mình… một trường học nhỏ.

Điều này khá là khác biệt khi so sánh với các ngành học khác trong khuôn viên trường, nơi có khả năng có các bài giảng ở nhiều tòa nhà và địa điểm khác nhau.

 

Theo đuổi ngành kiến ​​trúc nhờ vào niềm đam mê

Theo học ngành kiến ​​trúc không phải là việc dễ dàng và nếu bạn đang tìm kiếm một ngành học dễ thở hơn, thì có lẽ ngành này không dành cho bạn. Có rất nhiều khóa học khác cung cấp một chương trình học dựa trên việc học bán thời gian hơn.

Kiến trúc đòi hỏi sự tận tụy và đầu tư thời gian công sức từ các sinh viên của mình, và điều này chỉ có thể đến từ niềm đam mê của sinh viên đối với ngành học và động lực để trở thành một KTS. Vì nếu không có điều này, bạn sẽ không vượt qua được mức độ bài tập và thời gian đầu tư cần thiết.

 

Trường kiến ​​trúc không nhất thiết phải mang tính học thuật hơn các ngành học ở các đại học khác nhưng nó đòi hỏi một sự đầu tư lớn về thời gian và sự tận tâm.

Nếu bạn có niềm đam mê, chúng tôi hy vọng đó là lý do để bạn tìm hiểu bài post này, nó cực kỳ thú vị và bổ ích, và sẽ khiến những người bạn không theo học ngành này như bạn ao ước giá như họ học cùng ngành với bạn thì hay biết mấy… bạn bè của chúng tôi cũng từng như thế!

 

Một mức lương tốt cần có thời gian

Niềm đam mê này cũng là thứ giúp bạn hoàn thành những bài thuyết trình, bước tiến ban đầu tuy chậm nhưng hướng tới một mức lương tốt, xứng đáng với quá trình học tập.

Tuy nhiên mức lương vẫn sẽ thoải mái trên mức trung bình của quốc gia, nhưng cần có thời gian để đạt được điều ý nghĩa ấy. Vì lý do này, đó là sự thích thú của bạn về ngành học và chức danh chuyên môn cuối cùng của bạn, điều đó giúp bạn vượt qua và giúp bạn tiến lên phía trước.

Tận hưởng nghề nghiệp của bạn là một đặc quyền mà không nhiều người có, và đó là một chức danh hết sức may mắn để làm, đặc biệt là khi so sánh với các nghề khác.

 

 

Lời khuyên cho việc vào học ở trường kiến ​​trúc 

Ngày nay đối với hầu hết các trường, không cần thiết phải học môn toán và các môn khoa học mở rộng khuôn mẫu. Như với công nghệ tiến bộ trong studio; kiến trúc hiện nay tự do hơn nhiều và ít khắt khe hơn trước đây.

Vì vậy, khi ở trường trung học, hãy chọn những môn học sáng tạo mà bạn thích và tạo dựng một portfolio (hồ sơ năng lực) để thể hiện khả năng vẽ, chế tạo và thiết kế của bạn. Các trường kiến ​​trúc đang tìm kiếm một niềm đam mê và mong muốn sáng tạo, họ không yêu cầu bạn có thể trình bày và tính toán độ sâu và kích thước thép nhờ vào trình độ môn toán học và môn vật lý của bạn.

Nếu đó là mối quan tâm của bạn thì tuyệt vời, môn toán và môn vật lý vẫn rất phù hợp, nhưng đó không phải là lựa chọn duy nhất để theo đuổi sự học kiến ​​trúc.

Sự hiểu biết về cấu trúc được dạy, và trong một tình huống thực tế là một phần của quá trình hợp tác với các chuyên gia khác chuyên về lĩnh vực này.

Chúng tôi có một hướng dẫn về cách chọn trường kiến ​​trúc, sẽ thảo luận chi tiết hơn về vấn đề này tại đây: Guide to Finding the Best Architecture School for You

Cuối cùng, đừng đưa vào portfolio của bạn các bài thuyết trình bằng giấy và kỹ thuật số, hãy sáng tạo và thể hiện kỹ năng làm mô hình. Đây là một phần then chốt của cuộc sống sinh viên, và nếu bạn đã thực hiện điều này trước khi bạn bắt đầu, thì nó cho thấy một mong muốn và năng lực tăng lên.

Để có thêm hướng dẫn về vấn đề này, chúng tôi đã phân tích đầy đủ về cách chuẩn bị portfolio kiến ​​trúc tại đây: Architecture portfolio guide

 

Làm thế nào để chuẩn bị cho trường kiến trúc

Không có bí quyết nào cả, và trước tiên chúng tôi sẽ nói là hãy thư giãn, việc học tập ngành kiến ​​trúc là niềm vui và không nên gây căng thẳng.

Một cuốn sách đáng đọc mà chúng tôi giới thiệu cho mọi sinh viên là “101 Things I Learnt At Architecture School”. Điều này cung cấp một cách tiếp cận tuyệt vời và nhẹ nhàng để nói về môi trường học tập và đầu ra của trường, với khá nhiều lời khuyên thực sự hữu ích.

 

Điều này cũng có trong danh sách dụng cụ học tập của chúng tôi: Essential Tools for Architecture Students,, bàn về các dụng cụ bạn cần.

 

 

 

Những thứ mà mỗi sinh viên kiến ​​trúc nên có

Chúng tôi đã viết một hướng dẫn mở rộng ở đây, bao gồm mọi vật dụng bạn cần xem xét cho năm học đầu tiên của bạn và những điều cần tuân thủ. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên rằng một cuốn sách vẽ phác thảo tốt, bộ bút và cây thước đo tỷ lệ sẽ giúp bạn vượt qua ngày đầu tiên, sau đó khi bạn tiến bộ, hầu hết những gì trong danh sách của chúng tôi dần dần trở nên cần thiết.

Trong khi có một vài mặt hàng khá tốt để cân nhắc và mua, rất nhiều trong số chúng bạn sẽ cần trong thời gian học tập và trong nghề nghiệp của bạn.

 

Trường kiến ​​trúc như thế nào?

Với các lớp học diễn ra không thường xuyên hơn nhiều so với của những bạn khác ngành, do thời khóa biểu của họ chính thức hơn với các bài giảng hàng ngày.

Khi thực hiện một dự án (và để làm bài tốt), trường đòi hỏi ở bạn nhiều thời gian đầu tư vào nó.

Nhưng đừng nghĩ rằng tất cả việc học là khó khăn, đó là một ngành rất là thú vị để học. Một khi bạn đã quen biết mọi người, thì điều này giúp bạn tiến bộ hơn với nhiều cơ hội học cùng bạn bè.

Về các dự án và bài tập mà bạn sẽ làm, Archdaily có một bài viết ở đây giúp chia nhỏ các dự án điển hình mà các giảng viên giao cho bạn.

 

 

Những điều sinh viên kiến ​​trúc nên biết…

Sao lưu công việc của bạn 

Một việc dễ bị quên nhưng cực kỳ quan trọng là sao lưu công việc của bạn, học cách làm điều này vào cuối mỗi ngày nếu bạn có thể và mang theo một ổ cứng ngoài để sao chép các tập tin lên đó.

Nếu bạn chưa sở hữu cái nào, thì chúng tôi khuyên bạn nên đọc hướng dẫn người mua của chúng tôi trước khi mua hàng: A guide to buying the best external hard drive

 

Làm mô hình

Đừng đánh giá thấp sức mạnh của các mô hình, chúng vô cùng hấp dẫn và thường thực hiện công việc giải thích sơ đồ tốt hơn nhiều so với hình ảnh.

Thử nghiệm các vật liệu, kết cấu và phương pháp khác nhau; đừng chỉ trung thành với các mô hình khung trắng.

 

Đừng để một điểm số kém làm bạn thất vọng

Đôi khi, chúng ta nhận được điểm kém và điều này rất dễ ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn.

Tuy nhiên, có một số dự án trong suốt cả năm học, vì vậy hãy tích cực, học hỏi từ những sai lầm của mình nhằm mang lại lợi ích trong lần tiếp theo.

 

Hãy sáng tạo một cách tự do và hãy thử nghiệm

Trường có thể là một trong những cơ hội tư duy sáng tạo và tự do nhất để thiết kế trong phạm vi mà bạn từng có.

Vì vậy, hãy thử nghiệm và kiểm tra tất cả mọi thứ. Sẽ có rất nhiều tài nguyên và kiến ​​thức trong tầm tay của bạn, sử dụng tất cả và tiếp thu nó!

 

Hãy kiên trì

Trong hoặc ngoài trường, kiến ​​trúc là tất cả về sự kiên trì và ý chí; đừng bỏ cuộc khi thấy việc học hành quá vất vả.

… Một người KTS giỏi biết cách học và vươn lên.

 

Làm bài trong studio  

Một trong những điều có lợi nhất mà bạn có thể làm khi còn là sinh viên là làm bài trong studio với bạn bè. Không gì có thể so sánh với không khí trong studio, từ cả quan điểm học tập lẫn về mặt giao tiếp xã hội.

Mọi người trong studio đang làm bài để hướng tới cùng một mục tiêu, và vì vậy, sự năng nổ và sự giúp đỡ nhau khi cần thiết sẽ giúp cải thiện kết quả bài tập.

Bộ phim tài liệu (“Archiculture”) dưới đây “có một cái nhìn sâu sắc nhưng quan trọng về studio, đem đến cái nhìn độc đáo về thế giới đào tạo thiết kế dựa trên studio qua lăng kính của một nhóm sinh viên đang hoàn thành các dự án thiết kế cuối cùng của họ. Các cuộc phỏng vấn với những chuyên gia, nhà sử học và nhà giáo dục hàng đầu giúp tạo ra cuộc đối thoại quan trọng xung quanh các vấn đề chính mà phương pháp giảng dạy độc đáo này đang phải đối mặt và môi trường mà các KTS tương lai sẽ tạo ra”.

 

Làm thế nào để học tốt trong trường kiến trúc

Sự tham dự

Là sinh viên mới, tự dưng bạn có được sự tự do của việc học tập mang tính chất tự định hướng, nơi mà bạn có toàn quyền kiểm soát xem liệu có cần tham dự các bài giảng, hội thảo và/hoặc buổi hướng dẫn hay không.

Rõ ràng nếu bạn vắng mặt nhiều hơn bạn có mặt, thì điều này sẽ gây ra báo động và thực sự sẽ khó vượt qua.

Tuy nhiên, rất dễ bỏ lỡ một hoặc hai ngày lẻ mà không có hậu quả trực tiếp, và đây là điều bạn cần ráng tránh.

Thậm chí chỉ một ngày có thể khiến bạn bị tụt hậu hoặc khiến bạn bỏ lỡ một số thông tin quan trọng. Cần đảm bảo rằng bạn đến đúng giờ và có mặt tại mọi nơi… trừ khi có lý do thỏa đáng, trong trường hợp đó hãy nói chuyện với giảng viên của bạn và cố gắng nắm bắt những kiến thức đã bỏ lỡ.

Chỉ cần tham dự thôi mà, điều này thực sự có lợi đấy.

 

Hãy cởi mở với lời chê bai

Những gì bạn sớm nhận ra là ngành kiến ​​trúc cực kỳ cảm tính và bạn sẽ không bao giờ có thể khiến mọi người hoàn toàn tán đồng với công sức và ý kiến ​​của bạn.

Điều này không có nghĩa là đó là giải pháp sai hoặc bạn đã bỏ lỡ điều gì đó mà bạn đáng ra không nên. Nó chỉ đơn giản là nhận thức của người khác về những gì họ nghĩ rằng ngành kiến ​​trúc nên là, và điều này nên được sử dụng như là lợi thế của bạn.

Không để bị tức tối và buồn bực bởi lời nhận xét của giảng viên là một kỹ năng thực sự, và một khi bạn có đức tính này, bạn nên sử dụng nó để tạo ảnh hưởng thêm đến quá trình thiết kế.

Hỏi họ tại sao và điều gì về dự án của bạn mà họ không thích… hãy tiếp nhận thông tin cụ thể và sử dụng lời nhận xét của họ để tạo lợi thế.

 

Chế độ ăn uống lành mạnh

Đối với hầu hết sinh viên, trường đại học là lần đầu tiên họ phải sống xa nhà và phải tự mình nấu ăn, nên việc ăn uống không đúng cách rất dễ xảy ra.

Cố gắng không sống bằng đồ ăn mang về và nước uống tăng lực.

Hãy ăn uống đúng cách và bạn sẽ thấy rằng nhờ đó bạn học tập tốt hơn.

 

Hãy kết giao bằng hữu

Một trong những lời khuyên lớn nhất để học tốt trong trong trường là hãy dành thời gian giao lưu. Bạn nên gia nhập một CLB thể thao hoặc thú vui nào đó và giữ liên lạc với những người cùng sở thích với bạn, và nếu bạn chưa có, hãy tranh thủ làm quen.

 

Hãy chú ý

Khi tham dự thì bạn cần chú ý. Đó là một điều hiển nhiên nếu bạn muốn học tốt.

Tập trung vào những gì xung quanh bạn và lắng nghe những điều người ta giảng.

Đăng ký tạp chí

Đây là một cách tuyệt vời để giữ liên lạc với ngành nghề.

Hãy cập nhật, không chỉ với xu hướng thiết kế hiện thời, mà còn cả các luật lệ và quy định mới, sửa đổi.

Làm thế nào để vươn lên trong trường kiến trúc

Để hết tâm trí vào

Nhớ một điều là có mặt tại studio mỗi ngày, nhưng còn một điều khác nữa là dồn hết tâm trí và tạo ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của nó.

Trở thành đại diện cho nhóm trong năm học của bạn hoặc là thành viên của ủy ban sinh viên kiến ​​trúc có thể giúp ích cho bạn rất nhiều, và cũng cung cấp cơ hội để hiểu rõ hơn về giảng viên và người hướng dẫn của bạn.

Khi bạn hoạt động trong trường, bạn cũng có thể có cơ hội kèm cặp cho các sinh viên lớp dưới.

 

Chuyến đi và tham quan học tập

Thật quá dễ để nghỉ ngơi và không tham dự hoặc dành thời gian cho những điều này. Nhưng trải nghiệm kiến ​​trúc về thực thể ở vị trí của nó sẽ mang lại sức mạnh đáng kinh ngạc.

Nó mở ra cho bạn trải nghiệm về quy mô, ánh sáng và bầu không khí. Các tòa nhà được thiết kế để được sử dụng và vì vậy hãy tận dụng chúng.

 

Liên lạc với người dạy

Luôn luôn có một vài sinh viên hết mình liên lạc với các giảng viên và người trợ giảng, chúng ta đều biết những điều đó!

Mặc dù điều này không dành cho tất cả mọi người, nhưng những sinh viên này, dù có tính toán hay không, thường là những người làm bài tốt.

Không phải vì thiên vị (mặc dù có thể có một chút về điều này) mà bởi vì có rất nhiều thứ để học từ cả bên trong và bên ngoài trường kiến ​​trúc.

Có một cuộc trò chuyện tự nhiên với một người hướng dẫn qua bia bọt, hoàn toàn khác biệt và thường hữu ích hơn so với môi trường studio chính thức.

 

Mạng kết nối

Khi chúng ta còn là sinh viên, điều này không bao giờ chúng ta nghĩ tới và mạng kết nối ở giai đoạn này thường chỉ là bạn bè của bạn.

Nhưng trường kiến ​​trúc có đầy đủ các nhà sáng tạo và nhà tư tưởng cùng chí hướng, và vì vậy hãy nói chuyện và làm quen với những người mà bạn có thể. Bạn không bao giờ biết làm thế nào mà điều này có thể có lợi cho bạn trong tương lai.

 

Vẽ và phác họa

Thời kỳ sinh viên là thời điểm tốt nhất để phát triển kỹ năng vẽ và phác họa. Vì là sinh viên năm nhất nên các bạn sẽ rất được khuyến khích vẽ mọi thứ, với nhiều khóa học có đơn vị vẽ đời sống.

Khả năng giao tiếp bằng một bản vẽ tuy không thật cần thiết, nhưng cực kỳ hữu ích.

 

Tránh thức suốt đêm

Bạn nên tránh việc thức thâu đêm bằng mọi giá; bạn sẽ thấy rằng trong trường kiến ​​trúc, những thứ này gần như được coi là một huy hiệu danh dự.

Tuy nhiên, những gì họ thể hiện là sinh viên trong tình huống đó hoặc đã học hành không đủ siêng năng trong suốt học kỳ, hoặc đã đánh giá cực kỳ thấp mức độ và số lượng công việc cần thiết.

Luôn có những tình huống thỉnh thoảng có một số thay đổi thiết kế vào phút cuối, và điều này chỉ cần được xử lý, nhưng về tổng thể chúng cho thấy sự thất bại trong việc lên kế hoạch và công sức bỏ ra.

Điều này sau đó cũng gây ra tác động vào ngày kế tiếp khi bạn được yêu cầu trình bày công việc của bạn mà lại không được ngủ bù. … đó là một công thức cho thảm họa!

Archdaily có một bài viết về điều này ở đây

 

Lời cuối   

Các tài nguyên học tập mà chúng tôi cung cấp trên website này sẽ hướng dẫn và giúp bạn vượt qua những gì có thể là một quá trình rất khó khăn.

Tuy nhiên, những khó khăn này thường là kết quả của điều chưa biết, đó là nơi chúng tôi nhắm đến để lấp đầy khoảng trống thông qua kiến ​​thức được chia sẻ trực tiếp, dựa trên kinh nghiệm thực tế và chuyên môn.

Chúng tôi muốn chúc bạn may mắn với trường kiến ​​trúc mới của mình, và nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, xin đừng ngần ngại liên lạc.

Từ khóa: ArchiTECH GUIDEhướng dẫnsinh viêntrường học
Chia sẻ1Chia sẻPinQR Code

Nhận thông báo trên thiết bị của bạn khi có bài viết mới từ Architech.vn

Hủy đăng ký

Cùng chủ đề

Hướng dẫn portfolio kiến trúc (phần 2)
Góc họa thất

Hướng dẫn portfolio kiến trúc (phần 2)

ArchiTechVN
05/11/2019
0

Độ lớn portfolio   Điều này cũng được bàn luận ở  đây, nơi chúng tôi khuyên bạn nên căn cứ...

Xem thêm
Hướng dẫn portfolio kiến trúc (phần 1)

Hướng dẫn portfolio kiến trúc (phần 1)

02/11/2019
Ngành kiến trúc và việc trở thành KTS có xứng đáng không?

Ngành kiến trúc và việc trở thành KTS có xứng đáng không?

28/10/2019
[ArchiTECH GUIDE]Trình bày đồ án kiến trúc – 10 nguyên tắc không thể bỏ qua

[ArchiTECH GUIDE]Trình bày đồ án kiến trúc – 10 nguyên tắc không thể bỏ qua

11/09/2019
[ArchiTECH GUIDE] 11 cách để trở thành một kiến trúc sư giỏi hơn

[ArchiTECH GUIDE] 11 cách để trở thành một kiến trúc sư giỏi hơn

11/09/2019
[ArchiTECH GUIDE] Hướng dẫn về Văn phòng thiết kế kiến trúc.

[ArchiTECH GUIDE] Hướng dẫn về Văn phòng thiết kế kiến trúc.

07/09/2019
Top 5 câu hỏi cần chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn xin việc kiến trúc

Top 5 câu hỏi cần chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn xin việc kiến trúc

02/09/2018
Bài tiếp
[ArchiTECH GUIDE] Hướng dẫn về Văn phòng thiết kế kiến trúc.

[ArchiTECH GUIDE] Hướng dẫn về Văn phòng thiết kế kiến trúc.

[ArchiTECH GUIDE] 11 cách để trở thành một kiến trúc sư giỏi hơn

[ArchiTECH GUIDE] 11 cách để trở thành một kiến trúc sư giỏi hơn

[ArchiTECH GUIDE]Trình bày đồ án kiến trúc – 10 nguyên tắc không thể bỏ qua

[ArchiTECH GUIDE]Trình bày đồ án kiến trúc – 10 nguyên tắc không thể bỏ qua

Bình luận về bài viết

Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả

Hot tuần qua

22-fb1f4
Kiến trúc sư

Những công trình nổi tiếng thế giới của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa

Jackmac
20/01/2017
0

Tiểu sử Tên thật: Võ Trọng Nghĩa. Nghề nghiệp: Kiến Trúc Sư. Ngày sinh: 1976 Đào tạo: Học viện Kỹ thuật...

Xem thêm
Cẩm nang hướng dẫn sử dụng Lumion từ A-Z

Cẩm nang hướng dẫn sử dụng Lumion từ A-Z

08/10/2019
[HOT] Tổng hợp các nguồn download tài nguyên cho render kiến trúc MIỄN PHÍ

[HOT] Tổng hợp các nguồn download tài nguyên cho render kiến trúc MIỄN PHÍ

07/09/2018
20 công trình kiến trúc tiêu biểu của thế giới

20 công trình kiến trúc tiêu biểu của thế giới

23/01/2017
12 tính năng “hay ho” trong Revit mà bạn nên sử dụng nhiều hơn

12 tính năng “hay ho” trong Revit mà bạn nên sử dụng nhiều hơn

17/11/2019

Bài viết tiêu biểu

  • [HOT] Tổng hợp các nguồn download tài nguyên cho render kiến trúc MIỄN PHÍ

    [HOT] Tổng hợp các nguồn download tài nguyên cho render kiến trúc MIỄN PHÍ

    362 chia sẻ
    Chia sẻ 361 Tweet 0
  • Tạp chí kiến trúc nổi tiếng thế giới viết gì về cơ sở 2 ĐH Kiến trúc TP.HCM?

    8822 chia sẻ
    Chia sẻ 8819 Tweet 0
  • 20 công trình kiến trúc tiêu biểu của thế giới

    40 chia sẻ
    Chia sẻ 40 Tweet 0
  • Cẩm nang hướng dẫn sử dụng Lumion từ A-Z

    19 chia sẻ
    Chia sẻ 19 Tweet 0
  • 6 tính năng mới ở các phiên bản AutoCAD đời cao mà AutoCAD 2007 không có

    27 chia sẻ
    Chia sẻ 27 Tweet 0

Architech Fanpage

logo-architech-2.0-retina-dark

Architech.vn - Cộng đồng kiến trúc & công nghệ

Kênh thông tin chuyên ngành kiến trúc - xây dựng và công nghệ ứng dụng mới nhất dành cho kiến trúc sư & sinh viên kiến trúc.

Facebook-f Youtube Instagram

Chia sẻ cùng Architech

Xuất bản công trình của bạn trên nền tảng ArchiTECH.vn

Đăng tải bài viết của bạn

Đăng sản phẩm của bạn

Đăng tin tuyển dụng

Chia sẻ đồ án sinh viên của bạn

Đăng ký nhận tài liệu & thư viện

Tham gia vào danh sách thành viên đăng ký của Architech.vn để được nhận email các tài liệu, thư viện vật liệu, model kiến trúc và thông tin cập nhật về kiến trúc & công nghệ mới nhất!

Copyright © 2019 Architech.vn. All rights reserved.
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
  • Diễn đàn
  • Tin tức & Bài viết
    • Chủ đề
      • Hình và ý
      • Du lịch kiến trúc
      • Cảm hứng thiết kế
      • Infographic
    • Sự kiện
    • Cuộc thi – Giải thưởng
    • Góc nhìn
  • Công trình
  • Công nghệ
  • Họa thất
    • Tuyển tập đồ án
    • Góc họa thất
      • Hoạt động trường
      • Hội thảo – offline
      • Kinh nghiệm
      • Phương pháp binh bài
  • Sản phẩm
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả

Copyright © 2019 Architech.vn. All rights reserved.

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Quên mật khẩu?

Điền vào mẫu dưới đây để đăng ký

Tất cả thông tin trên là bắt buộc. Đăng nhập

Nhận mật khẩu của bạn

Vui lòng điền tên đăng nhập hoặc địa chỉ email của bạn để đặt lại mật khẩu của bạn.

Đăng nhập
Lorem leo. mattis venenatis, pulvinar Praesent