Design Team (2004-2009)
The High Line design team is led by landscape architecture and urban design firm James Corner Field Operations.
James Corner Field Operations (Design Lead)
Principal-in-Charge: James Corner
Lead Project Designers: Lisa Tziona Switkin, Nahyun Hwang
Project Team: Sierra Bainbridge, Tom Jost, Danilo Martic, Tatiana von Preussen, Maura Rockcastle, Tom Ryan, Lara Shihab-Eldin, Heeyeun Yoon, Hong Zhou
Diller Scofidio + Renfro
Partners: Elizabeth Diller, Ricardo Scofidio, Charles Renfro
Project Designer: Matthew Johnson
Project Team: Robert Condon, Tobias Hegemann, Gaspar Libedinsky, Jeremy Linzee, Miles Nelligan, Dan Sakai
Tháng 5 năm 2003, James Corner Field Operations cùng Diller Scofidio + Renfro đã vượt qua 720 đội đến từ 36 quốc gia để giành chiến thắng trong dự án chuyển đổi cơ sở hạ tầng của New York City High Line. Hơn nửa thập kỷ sau đó là quá trình chuyển đổi từ một tuyến đường sắt hoang phế đến một công viên công cộng trên cao mang giá trị to lớn cho NYC.
Công viên tuyến tính trên không High Line NYC (còn có tên The High Line) có chiều dài 1,45 dặm (2,33 km), được xây dựng trên một đoạn đường sắt bị bỏ hoang West Side Line tại Manhattan. High Line lấy cảm hứng từ tuyến Promenade plantée, một dự án tương tự tại Paris – Pháp (1993), High Line được thiết kế lại và xanh hóa nhằm tạo ra một tuyến Greenway trên không, cùng với công viên rails-to-trails.
High Line tái sử dụng các phần phía nam của tuyến đường sắt bỏ hoang West Side – Hạ West Side của Manhattan . Chạy từ Phố Gansevoort, quận Meatpacking , băng qua Chelsea , với rìa phía bắc của West Side Yard trên đường 34 gần Trung tâm Hội nghị Javits và một đoạn nối dài trên đường 30 đến Tenth Avenue. Trước đây, High Line được biết đến là ga cuối cùng đến Spring Street. Tuy nhiên, hầu hết các đoạn bên dưới đã bị phá bỏ vào năm 1960 và phần còn lại phá hủy vào năm 1991.
Việc chuyển đổi lại công năng sử dụng của tuyến đường này đã bắt đầu thực hiện từ năm 2006, biến đổi nơi đây thành một công viên trên không trong lòng thành phố NYC. Giai đoạn đầu hoàn thành trong năm 2009 và giai đoạn thứ hai trong năm 2011. Giai đoạn thứ ba và cuối cùng chính thức khai trương vào ngày 21-09-2014. Các dự án đã thúc đẩy sự phát triển bất động sản tại các khu vực lân cận nằm dọc theo tuyến High Line. Tính đến tháng 9 năm 2014 , công viên được gần 5 triệu du khách mỗi năm.
Công viên mở cửa hàng ngày từ 07:00 đến 19:00 trong mùa đông, 22:00 vào mùa xuân và mùa thu, và 11:00 vào mùa hè, trừ Lối đi tạm thời về phía tây -số 11 Avenue chỉ mở cửa cho đến khi hoàng hôn. Nó có thể tiếp cận từ mười một lối vào, sáu trong số đó là lối tiếp cận cho người khuyết tật. Các lối vào xe lăn tại các đường Gansevoort, 14, 16, 23, và 30.
High Line bao gồm: Thảm thực vật (được lấy cảm hứng từ khung cảnh hoang dại trên những tuyến đường ray bị bỏ hoang) cùng cảnh quan đô thị của NYC bên sông Hudson. Con đường mòn đi bộ được làm từ bê tông sỏi, được xẻ tách theo nhịp điệu và hòa quyện vào các tuyến đường ray cũ. Băng qua các tuyến đường này, tại nút giao các tuyến đường ray là các công viên lớn tập trung đông người với view đẹp nhìn ra cảnh quan đô thị cũng như bờ sông Hudson.
Thảm thực vật nơi đây rất đa dạng, trong đó bao gồm 210 loài,chủ yếu là cây cỏ hoang, bao gồm các loại cỏ lùm, Chi Kỳ lân , và coneflowers và rải rác cây sơn và smokebush, không giới hạn trong khuôn khổ các giống thực vật bản địa Mỹ. Cuối đường Gansevoort, một khu rừng hỗn loài của bạch dương mang đến hiệu quả bóng đổ ấn tượng vào buổi chiều. Gỗ Tabebuia dùng làm băng ghế được khai thác từ một khu rừng được quản lý bởi Hội đồng quản lý rừng , bảo đảm sử dụng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên nước và hệ sinh thái, phát triển kiến trúc bền vững.
High Line cũng hình thành bản sắc cho riêng mình, đậm chất NYC, cùng với sự đa dạng du khách, đa dạng hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch. High Line như là sự tìm lại cái xưa cũ trong một hình hài mới, hiện đại và đầy chất thơ. Từ một tuyến đường sắt bỏ hoang xấu xí của thành phố, thì giờ đây High Line được biết đến như một biểu tượng của NYC. Kiến trúc sư đã khoác một bộ áo mới, cũng như một chức vụ mới cho một di tích hoang phế đã đi cùng năm tháng thăng trầm của thành phố…
Theo dòng phát triển của xã hội, Kiến trúc không thể cứ theo lối cũ mãi mãi, chúng ta cần thay đổi để thích ứng với những quan niệm mới, nhưng không có nghĩa là chúng ta chối bỏ đi những gì thuộc về quá khứ , những công trình cổ – những cuốn sách lưu giữ ý ức của xã hội. Thế giới luôn tìm tòi những hướng đi, những cách hành xử đúng đắn với giá trị kiến trúc cổ, một mặt bảo tồn giá trị ký ức xưa, một mặt khai thác giá trị cho cộng đồng. Trong khi nước ta vẫn chưa có cái nhìn đúng đắn, chưa biết khai thác và bảo tồn các giá trị này. Đây cũng là một bài học cho nền Kiến trúc nước nhà.
Trần Nhật Vỹ – Architech.vn (Tổng hợp)
Nhận thông báo trên thiết bị của bạn khi có bài viết mới từ Architech.vn
Bình luận về bài viết